Chú thích Lý_Phục_Man

  1. Theo Thần tích Gia Thông Đại Vương.
  2. Theo thống kê của GS. Nguyễn Văn Huyên, thì ở châu thổ Bắc Bộ có 20 làng thờ Lý Phục Man làm Thành hoàng (tr. 463).
  3. Dẫn lại theo GS. Nguyễn Văn Huyên (tr. 465-466). Những chữ trong ngoặc là của người soạn đề mục này. Thông tin thêm: Theo tấm bia ghi tiểu sử thần Lý Phục Nam, được khắc năm thứ 3 đời Bảo Thái nhà Lê (1728), hiện có ở đình Yên Sở, thì gần như đời vua nào ông cũng được gia phong, hoặc ban thêm mỹ hiệu, vì "thường tỏ ra linh ứng".
  4. Sau này trong đình Yên Sở, người ta lại thờ thêm một nữ thần nữa, tên là Á Nương, và xem vị này là vợ thứ hai của Lý Phục Man. Theo lời kể, thì người đàn bà này họ Trần, vốn là một cô đầu thời Nguyễn sơ. Một hôm, bà đến dự hội làng Yên Sở thì đột nhiên biến mất, chỉ để lại quần áo trên "gò đuổi cầy". Ít lâu sau, trong làng có nhiều người chết. Nghe lời các thầy bói, dân làng thờ Á Nương ở bên phải Thần hoàng Lý Phục Man, từ đó thôn xóm được yên (lược theo GS. Nguyễn Văn Huyên, tr. 471-472).
  5. Thần tích Gia Thông Đại Vương xã Yên Sở, tổng Dương Liễu, tỉnh Hà Đông trang8- tài liệu lưu trữ tại Viện Hán Nôm ký hiệu AE.a2/9.
  6. Thần tích Gia Thông Đại Vương trang8- văn bản ký hiệu AE.a2/9, Viện Hán Nôm.
  7. Trích trong Lịch sử Việt Nam (tập I, tr. 400). Thông tin thêm: Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn biên soạn. Nhà xuất bản Giáo dục in năm 2006) thì Lý Phục Man và Phạm Tu là hai người khác nhau. Các ông viết: "Lý Phục Man (? - 545) [một số tài liệu cho rằng Lý Phục Man mất năm 548]...Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh lui,...ông có công khuất phục các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man..."